Danh sách thành phố thuộc đô thị loại I cập nhật mới nhất 2020

Để một thành phố phát triển, chính quyền các địa phương sẽ nâng cấp nhiều hạng mục. Lúc đó, đô thị ra đời, nổi bật trong đó là các thành phố đô thị loại I. Chức năng chính của đô thị loại I là thúc đẩy sự phát triển toàn diện trong kinh tế & xã hội của cả nước.

1. Khái niệm về đô thị và thành phố đô thị loại I

1.1. Đô thị là gì?

Đô thị Việt Nam là gì? Là khu vực có đông dân cư sinh sống và hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Nơi đây là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội, du lịch và dịch vụ của quốc gia. Hoặc một vùng lãnh thổ riêng, bao gồm thị trấn, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thuộc trung ương.

thanh-pho-thuoc-do-thi-loai-1
Đô thị tại Việt Nam

Theo nghị định năm 2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị thì đây là điểm dân cư có các yếu tố sau:

  • Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội cho cả nước hoặc vùng lãnh thổ nhất định
  • Quy mô dân số tối thiểu là 4000 số người
  • Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tối thiểu 65% trên tổng số
  • Đạt 70% mức tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống, hoạt động của dân cư
  • Mật độ dân cư phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm từng loại đô thị

1.2. Thành phố đô thị loại I là gì?

Đô thị loại I trong tiếng Anh còn gọi là Class-1 Urban. Theo luật quy hoạch đô thị 2015, thành phố đô thị loại I là thành phố trực thuộc trung ương hoặc tỉnh.

1.3. Tiêu chuẩn để đánh giá và chức năng của thành phố đô thị loại I

Về chức năng, vị trí, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội:

– Đô thị loại I có chức năng, vai trò, vị trí là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia/ cấp vùng. Hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học & công nghệ. Là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước & quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước.

– Cơ cấu cũng như trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo nghị quyết 2016 về việc phân loại đô thị.

cac-thanh-pho-do-thi-loai-I-tai-Viet-nam
Thành phố đô thị loại I phải là nơi dẫn đầu cả nước trong việc phát triển kinh tế – xã hội

Về quy mô dân số:

  • Với đô thị là thành phố trực thuộc trung ương. Quy mô dân số phải đạt từ 1 triệu người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên.
  • Với thành phố đô thị loại 1 thuộc tỉnh hoặc trung ương. Quy mô dân số đạt từ 500.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.
  • Mật độ dân số đạt từ 2000 người/km2 trở lên. Khu vực nội thành trên diện tích đất xây dựng từ 10.000 người/km2 trở lên.
  • Đạt 65% tỉ lệ dân cư thuộc hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Với khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên.
  • Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chí theo quy định tại phụ lục nghị quyết phân loại đô thị 2016.

2. Các loại hình đô thị khác tại Việt Nam

Bên cạnh thành phố đô thị loại 1 ở Việt Nam thì còn có các loại đô thị gồm: đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV và V.

2.1. Đô thị loại đặc biệt

  • Là trung tâm kinh tế, tài chính, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo,…v.v
  • Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên
  • Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 người/km2 trở lên.
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng lao động

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 02 thành phố thuộc đô thị đặc biệt của cả nước.

2.2. Đô thị loại II

Đô thị loại II là thành phố thuộc trung ương hoặc thuộc tỉnh. Ngoài việc đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh. Hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.

  • Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn người trở lên. Nếu đô thị loại II thuộc TW thì quy mô dân số đạt trên 800 nghìn người.
  • Mật độ dân số đối với đô thị thuộc tỉnh phải từ 8000 người/km2 trở lên. Nếu đô thị thuộc TW thì từ 10.000 người/km2 trở lên.
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong nội thành đạt 80% so với tổng số lao động.
do-thi-loai-I
Đô thị loại II có quy mô nhỏ hơn các đô thị loại I và đặc biệt

2.3. Đô thị loại III

Đô thị loại III là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, v.v… trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối vùng liên tỉnh.

  • Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên
  • Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km2 trở lên.
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 75% so với tổng số lao động.

2.4. Đô thị loại IV

Là trung tâm về kinh tế, văn hóa,…v.v của một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực với một tỉnh.

  • Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên
  • Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km2 trở lên.
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao động.

2.5. Đô thị loại V

Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện hoặc một cụm xã.

  • Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên.
  • Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với tổng số lao động.

3. Danh sách thành phố đô thị loại I hiện nay:

3 địa phương được là thành phố thuộc trung ương được xếp vào đô thị loại I ở Việt Nam gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

18 thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại 1 tại Việt Nam gồm:

  • TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh)
  • TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên)
  • Thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ)
  • Nam Định (tỉnh Nam Định)
  • Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hoá),
  • Vinh (tỉnh Nghệ An),
  • Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế),
  • Quy Nhơn (tỉnh Bình Định),
  • Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa),
  • Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk),
  • Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng),
  • Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai),
  • Thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương)
  • Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu),
  • Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)

Như vậy, có tất cả 21 thành phố đô thị loại I được phân bổ đều trên khắp cả nước. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về đô thị hóa – gắn liền với sự phát triển của đô thị. Hy vọng những kiến thức trên đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về đô thị và có thêm hiểu biết để đầu tư bất động sản.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN