Top 5 phần mềm đặt tên thương hiệu nổi tiếng – có nên sử dụng?

Đặt tên thương hiệu hay có cần sử dụng phần mềm đặt tên thương hiệu không? Việc đặt tên thương hiệu qua phần mềm chỉ là một trong những công cụ hỗ trợ bạn tìm ra ý tưởng. Để quyết định tên thương hiệu có sử dụng được không lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố? Vì vậy, hãy cùng Vietpearlcity.vn tìm hiểu nguyên tắc đặt tên thương hiệu,  ưu – nhược điểm của việc sử dụng phần mềm và top 5 phần mềm đặt tên thương hiệu nổi tiếng.

1. Nguyên tắc đặt tên thương hiệu hay, ý nghĩa

Nguyên tắc đặt tên thương hiệu

Trước khi bắt tay vào công cuộc sáng tạo vất vả nhưng chắc gì kết quả đã ra gì, bạn cần nằm lòng các nguyên tắc dưới đây để việc sáng tác không bị vô nghĩa và lãng phí. Sẽ rất mất công, mất thời gian nếu đặt tên thương hiệu mà không đáp ứng được các yếu tố dưới đây.

`1.1. Bảo hộ thương hiệu

Nếu việc kinh doanh của bạn nhỏ, lẻ, bạn chỉ cần tạo một cái tên bạn yêu thích và bắt đầu kinh doanh. Bạn có thể bỏ qua yếu tố này. Vì việc bảo hộ thương hiệu cực kỳ cần thiết với những doanh nghiệp kinh doanh lớn, liên quan đến bản quyền và pháp luật. Tuy vậy, nếu bạn có hướng mở rộng kinh doanh lớn về sau, thì hãy cân nhắc khởi tạo thương hiệu chuyên nghiệp ngay từ khi bắt đầu.

1.2. Tên miền có sẵn

Website hiện nay là nền tảng vô cùng quan trọng đối với việc bán hàng online. Việc đặt tên thương hiệu cần đảm bảo tên miền có sẵn để có thể kinh doanh online thuận lợi. Ngay khi chọn được tên thương hiệu, hãy nhanh chóng mua tên miền trước khi bị đơn vị nào đó mua trước.

1.3. Đọc sao viết vậy

Nguyên tắc đặt tên thương hiệu quan trọng là tên cần ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ hoặc hiểu đơn giản là đọc sao viết vậy. Sẽ rất tuyệt vời nếu tên thương hiệu có thể đọc to và viết xuống dễ dàng. Điều này sẽ giúp thương hiệu được truyền miệng, lan toả dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tham khảo những tên chứa nguyên ấm o, a, e, i. Không chỉ giúp tạo hình chữ cân đối mà còn khiến việc phát âm trở nên dễ dàng như: Honda, Cocacola, Amazon chẳng hạn.

1.4. Loại bỏ tên dễ liên tưởng tiêu cực

Khi chọn lựa tên, hãy loại bỏ những tên dễ liên tưởng đến các yếu tố tiêu cực. Đó có thể là tiêu cực về mặt ý nghĩa hoặc về cách đọc.

1.5. Gần gũi với đặc trưng thương hiệu

Tên thương hiệu cần tạo sự liên tưởng đến sản phẩm, ngành nghề là lợi thế cho marketing. Ví dụ, thương hiệu về bất động sản thường có hậu tố “land”, thương hiệu sữa thường kèm “milk”.

1.6. Tên phù hợp với phân khúc khách hàng

Khách hàng phân khúc nào thì tên ở phân khúc đó. Phân khúc khách hàng cao, thấp, trung, tên thương hiệu cũng cần tương tự để phù hợp với họ.

1.7. Không trùng lặp

Không sử dụng tên đã có, tên na ná đối thủ, doanh nghiệp sẽ không tạo nên dấu ấn riêng cho mình. Tên phải độc quyền với các đối thủ trong ngành, thậm chí khác ngành.

2. Có nên sử dụng phần mềm đặt thương hiệu không?

phần mềm đặt thương hiệu

Cùng phân tích ưu-nhược điểm của việc sử dụng phần mềm đặt tên thương hiệu dưới đây để quyết định:

Ưu điểm

  • Sử dụng dễ dàng, thao tác dễ dàng, không cần cài đặt, chỉ cần truy cập internet.
  • Thoả sức các ý tưởng đặt tên
  • Không tốn chi phí, thậm chí miễn phí

Nhược điểm

  • Phải lọc, lựa chọn từ rất nhiều phương án khác nhau
  • Do thư viện tên nhiều nên khả năng trùng hợp có thể xảy ra
  • Không đảm bảo tính bảo hộ và tên miền, phải tự kiểm tra
  • Miễn phí nên không phải tên nào cũng ý nghĩa, cũng dùng được

Tóm lại, sử dụng phần mềm đặt tên, bạn cũng phải tốn rất nhiều công sức mà chưa chắc kết quả đã như ý.

Vậy câu hỏi đặt ra có nên dùng phần mềm đặt tên thương hiệu không?

Câu trả lời là có, nhưng chỉ coi phần mềm giống như một công cụ hỗ trợ bạn thêm ý tưởng mà thôi. Không phụ thuộc tất cả vào phần mềm đặt tên vì nó không đảm bảo cho bạn một cái tên hay với nhiều yếu tố bạn cần. Có rất nhiều cách khác nhau để tìm ý tưởng đặt tên, và phần mềm đặt tên chỉ là một phần trong số đó.

Phần mềm đặt tên thương hiệu tham khảo

Phần mềm đặt tên thương hiệu

Top 7 phần mềm đặt tên thương hiệu dưới đây được xem là phổ biến nhất giúp bạn bổ sung những ý tưởng. Bạn có thể truy cập vào từng phần mềm để thử tạo tên và chọn lựa. Mỗi phần mềm là một cách dùng khác nhau nhưng về cơ bản đều khá dễ sử dụng. Thử truy cập và trải nghiệm nhé!

  • Wix
  • Naming
  • Anadea
  • Shopify
  • NameSnack
  • Namelix
  • Novanym

Phần mềm đặt tên thương hiệu không thể thay thế sự sáng tạo của con người. Thay vào đó, hãy tận dụng chúng để nhân bản những ý tưởng sáng tạo của bạn. Ngoài ra, nếu không có chuyên môn, kinh nghiệm trong việc đặt tên thương hiệu, hãy cân nhắc đến dịch vụ đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: DỊCH VỤ ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU CHUYÊN NGHIỆP

BÀI VIẾT LIÊN QUAN